Đánh giá chất lượng nước cấp Hà Nội

2009 – 2020

Mục tiêu chương trình

Dự án vì cộng đồng

  • Cung cấp thông tin cho cộng đồng địa phương và quốc tế tại Hà Nội về tính an toàn của nguồn nước cấp.
  • Xác định mức độ chất Asen có trong nước cấp Hà Nội.
  • Các thông số khác cũng được kiểm tra như nitrat, mangan, sắt, độ cứng, coliform tổng số, fecal coliform và clo tự do
  • Các vị trí lấy mẫu: tại các hộ gia đình sinh sống gần 13 nhà máy nước cấp chính và 4 trạm cấp nước nhỏ của thành phố.

Giai đoạn lấy mẫu

  • 35 đợt lấy mẫu từ tháng 5 năm 2009 đến tháng 2 năm 2020, ứng với tần suất lấy mẫu là 3 tháng/lần

Bảng 1: Hệ Thống các nhà máy cấp nước sinh hoạt cho TP. Hà Nội

Hình 1: Bản đồ các nhà máy cấp nước sinh hoạt cho TP. Hà Nội

Chương trình thực địa

  • 32-35 mẫu nước được lấy trong mỗi đợt
  • Mô tả vị trí lấy mẫu nước
  • Thu thập tọa độ GPS của vị trí lấy mẫu
  • Kiểm tra một số chỉ số tại hiện trường
      Clo tự do
      Độ đục
      pH
      Nhiệt độ nước

Bảo quản mẫu

  • Lấy mẫu

    • Mẫu nước được đựng trong chai nhựa PE 250mL có nắp và được làm mát trong thùng đá kín.
    • Mẫu nước được đưa đến Phòng phân tích trong thời gian 8 tiếng
  • Axít hóa mẫu
    • Các mẫu phân tích kim loại được axít hóa bằng 3ml dung dịch HNO3

Phòng thí nghiệm phân tích

  • Phòng phân tích Asen, kim loại khác, và nitrate:
    • Từ tháng 05/2009 đến tháng 12/2010: Các chỉ tiêu được phân tích tại Viện Địa chất-Viện hàn lâm Khoa học & Công nghệ Việt Nam, địa chỉ: 84 phố Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội.
    • Từ tháng 12/2010 đến 02/2020: Phòng Phân tích chất lượng môi trường thuộc Viện Công nghệ môi trường – Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, địa chỉ: Nhà A30, số 18 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội. Asen và các nguyên tố kim loại khác được phân tích bằng phương pháp Tần ghép nối khối phổ (ICP-MS).

Giám sát chất lượng phân tích

  • Biên bản giao nhận mẫu phân tích:
      Các chỉ tiêu cần phân tích được điền vào Mẫu yêu cầu phân tích và được ký nhận bởi nhân viên công ty DSI và nhân viên Phòng thí nghiệm
  • Mẫu bản sao:
      Số mẫu bản sao chiếm 10% tổng số mẫu trong mỗi đợt lấy mẫu
  • Mẫu trắng:
      Số mẫu trắng bao gồm một mẫu nước cất  và ba mẫu nước uống đóng chai
  • Mẫu Matrix spikes cho coliforms:
      Mẫu nước biết chắc chắn chứa coliform được lấy từ Hồ Tây được gửi kèm đến Phòng phân tích để kiểm chứng

Các tiêu chuẩn chất lượng nước

Bảng 2: Tiêu chuẩn nước sạch đối với một số chỉ tiêu dùng cho mục đích ăn uống

Địa điểm lấy mẫu

  • Điểm lấy mẫu được lựa chọn dựa trên các tiêu chí sau:
      1. Nước được lấy từ vòi nước tại các hộ gia đình đang sử dụng nguồn nước cấp của thành phố
      Các hộ gia đình này gần với nhà máy nước( thông thường không cách xa quá 1km)
      1. Một vài các điểm khác được lựa chọn nhằm lấy mẫu trải đều trên địa bàn thành phố
  • Lấy mẫu định kỳ 3 tháng/lần tại các địa điểm đã được lựa chọn

 

Hình 2: Bản đồ vị trí lấy mẫu nước

Kết quả phân tích asen

Asen

  • Không màu, không mùi
  • Xâm nhập vào nguồn nước thông qua các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp của con người hoặc quá trình tự nhiên
  • Asen có liên quan đến một số bệnh ung thu như ung thư bàng quang, phổi, da, thận, đường mũi, gan, và tuyến tiền liệt (EPA, Mỹ)
  • Quy chuẩn Quốc gia về Chất lượng nước ăn uống (QCVN 01:2009/BYT) cũng như WHO quy định hàm lượng Asen trong nước ăn uống phải dưới 10 phần tỷ (10 µg/L)

Kết quả

  • Trong vòng 7 năm khảo sát, 15 địa điểm lấy mẫu (chiếm 43% trong tổng số 35 điểm lấy mẫu) có nồng độ Asen trung bình vượt quá tiêu chuẩn cho phép (10μg/L – Theo WHO)
  • Nồng độ Asen trung bình tại 15 địa điểm này là 19.63 μg/L
  • Trong số 15 địa điểm này thì nồng độ Arsen trung bình tại điểm có mức độ Arsen thấp nhất là 12.50 μg/L và tại điểm có mức độ Asen cao nhất là 28.24 μg/L

Hình 3: Bản đồ vị trí mẫu nước có mức Asen vượt tiêu chuẩn

Hình 4: Kết quả phân tích nồng độ Asen cho giai đoạn lấy mẫu 2009-2017

Hình 5: Sự thay đổi của nồng độ Asen cho giai đoạn lấy mẫu 2017-2020